Du học Nhật Bản 2023 có gì mới? thủ tục du học Nhật Bản gồm những gì? có nên đi du học Nhật Bản 2023 không? Các quy định về, độ tuổi đi tài chính, thủ tục xuất nhập cảnh, học tập tại Nhật và quy định về việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản. Hãy cùng Nhatban24h.vn tìm hiểu từng vấn đề một nhé.
Mục lục xem nhanh:
1. Về độ tuổi đi du học Nhật Bản 2023 là bao nhiêu
2. Chi phí đi du học Nhật Bản 2023
4. Thủ tục xuất nhập cảnh du học Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản được biết đến là một đất nước với nhiều quy định khắt khe đối với người lao động nước ngoài cũng như du học sinh. Ngày nay, du học Nhật Bản 2023 ngày càng tăng, do vậy các quy định được đưa ra nhiều hơn nhằm quản lý sát sao và đảm bảo mục đích học tập được tốt nhất. Các quy định dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh cũng như học sinh hiểu rõ hơn về du học Nhật Bản để chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất trước khi đặt chân đến đây.
Luật của Nhật không quy định về độ tuổi du học Nhật Bản. Điều kiện độ tuổi là do các trường ở Nhật Bản đưa ra. Thông thường độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi là phù hợp nhất để đi du học Nhật Bản
♦ Độ tuổi 18 – 24 phù hợp với du học tiếng. Đây là độ tuổi được rất nhiều trường tiếng Nhật đồng ý nhận hồ sơ. Một số trường Nhật ngữ tốt vẫn nhận hồ sơ độ tuổi từ 24 – 30 tuổi.
♦ Với độ tuổi 24 – 30 đã có bằng Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam phù hợp với diện du học kỹ sư (du học tiếng rồi chuyển sang diện kỹ sư Nhật Bản). Một số trường Nhật ngữ liên kết với doanh nghiệp, khu công nghiệp hoặc công ty, các tập đoàn lớn cung cấp nguồn nhân lực có bằng cấp. Do vậy, các trường Nhật ngữ này thường ưu tiên nhận học sinh có bằng Cao đẳng, Đại học và có mong muốn sang Nhật học tiếng rồi chuyển sang visa dạng kỹ sư.
♦ Độ tuổi 26 – 30 nếu không có bằng cao đẳng, đại học hoặc học lực không tốt thì rất khó đi du học Nhật Bản.
Trước khi bạn quyết định du học Nhật Bản, cần cân nhắc xem khả năng tài chính của gia đình là bao nhiêu. Khoản học phí và sinh hoạt hàng tháng ở Nhật khá đắt đỏ, cụ thể như sau:
♦ Học phí: Các trường Nhật ngữ bên Nhật trung bình khoảng 600,000 – 800,000 yên (tương đương với 120 – 160 triệu) trong một năm.
♦ Sinh hoạt phí: Tiền thuê nhà (ở ký túc xá), ăn uống sinh hoạt: 70,000 – 80,000 yên/tháng (khoảng 15 triệu/tháng).
♦ Ngoài ra, hồ sơ du học của bạn cần chứng minh tài chính được thu nhập của gia đình hàng năm cũng như sổ tiết kiệm gửi ngân hàng trên 500 triệu.
Hồ sơ Du học Nhật Bản phải đảm bảo những yếu tố sau:
♦ Dịch tiếng Nhật chuẩn mực
♦ Hồ sơ trong sách, nhất quán
♦ Trình bày nguyện vọng, lý do đi du học thuyết phục, trung thực. Đây là phần quan trọng nhất khi người nhận hồ sơ sẽ nhìn vào.
Căn cứ theo chuyên ngành cấp bậc và kỳ nhập học tại Nhật khi du học sinh đăng ký nộp hồ sơ du học cho trường mà phía Cục xuất nhập cảnh căn cứ vào đó để cấp tư cách lưu trú cho bạn tương ứng với thời gian bạn học tập tại Nhật.
♦ Đối với các trường tiếng Nhật (không bao gồm trường nghề) thời hạn lưu trú là 1 năm 3 tháng, 1 năm, 6 tháng hoặc 3 tháng
♦ Chương trình trao đổi sinh viên: Thường là 1 năm
♦ Khối trường Đại học, Cao đẳng, Trường nghề, Khoa lưu học sinh thuộc trường Đại học tư, Cao đẳng: 4 năm 3 tháng, 4 năm, 3 năm 3 tháng, 3 năm, 2 năm 3 tháng, 2 năm, 1 năm 3 tháng, 1 năm, 6 tháng, 3 tháng
Du học Nhật Bản một năm có 4 kỳ nhập học: Tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10. Trong đó kỳ tháng 4 và kỳ tháng 10 là kỳ chính, còn kỳ tháng 1 và kỳ tháng 7 là kỳ phụ.
♦ Thời gian kỳ học tháng 4 dài nhất, kéo dài 2 năm
♦ Thời gian kỳ học tháng 7 là 1 năm 9 tháng
♦ Thời gian học kỳ tháng 10 là 1 năm 6 tháng
♦ Thời gian học kỳ tháng 1 là 1 năm 3 tháng.
Sau khi học tiếng bạn có thể học lên các ngành ở Nhật:
♦ Hệ trung cấp 2 năm
♦ Hệ Cao đẳng 3 năm
♦ Hệ Đại học 4 – 5 năm tùy chuyên ngành.
♦ Hệ điều dưỡng cộng thêm 1 năm với cả Cao đẳng và Đại học
♦ Du học kỹ sư Nhật chuyển đổi visa sang kỹ sư sau khi học xong chương trình tiếng.
Xem thêm: Top 11 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao, dễ trúng tuyển
♦ Trong quá trình học tập, du học sinh muốn đi làm thêm cần xin được giấy phép làm thêm. Giấy phép sẽ được xuất trình khi xin việc hay được nhận vào làm
♦ Thời hạn của giấy phép làm thêm sẽ hết hiệu lực khi thị thực hết hạn. Sau khi gia hạn thị thực cần xin lại giấy phép làm thêm.
♦ Số giờ làm thêm tuân thủ theo quy định: 28h/tuần đối với ngày học bình thường. Các ngày nghỉ và kỳ nghỉ dài có thể làm tối đa 8h/ngày.
Xem thêm:
Lương cơ bản ở Nhật tăng lên tới 1041 yên/H cho 47 tỉnh mới nhất
♦ Tính chất công việc làm thêm: Không làm ảnh hưởng đến việc học. Sinh viên không được phép làm thêm ở các cơ sở giải trí, quán bar, vũ trường, quán rượu, những trò tiêu khiển hay kinh doanh có liên quan đến tình dục cũng như những việc ảnh hưởng xấu đến tư cách đạo đức của du học sinh.
Du học Nhật Bản 2023 với những quy định từ phía nhà trường cũng như nước Nhật quản lý nghiêm khắc và quy chuẩn, do vậy du học sinh cần lưu ý các vấn đề như trên để đảm bảo việc học tập cũng như sinh hoạt trong suốt quá trình sinh sống tại Nhật. Ngoài ra còn khá nhiều các quy định khi bạn sinh sống tại đây. Các bạn du học sinh Việt Nam chú ý nên chấp hành những quy định ở nơi đây để có nhiều cơ hội ở lại sinh sống và làm việc tại Nhật sau khi ra trường.
Có thể bạn quan tâm:
Cần hiểu đúng về du học Nhật Bản hệ vừa học vừa làm
5 Điều kiện đi du học Nhật Bản mới nhất
Đi Nhật nên chọn tỉnh nào trong 9 tỉnh lương cao nhất này?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản chi phí, điều kiện và mức lương mới nhất
Nhatban24h.vn chúc các bạn thành công!
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
KV Miền Bắc: 0981.885.885
KV Miền Nam: 0385.866.866
KV Miền Trung: 0983.886.283
(Add ZALO Online, Line, Messenger để được tư vấn trực tiếp)